QUY TRÌNH SỬA CHỮA MOTOR DC - NGOCTRAMMOTOR.COM

CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN CƠ NGỌC TRÂM

1. GIỚI THIỆU CHUNG
CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN CƠ NGỌC TRÂM được thành lập từ năm 1997  , với trên 20 năm hoạt động , với sự phát triển và đầu tư không ngừng , chúng tôi tự tin là nhà thầu cung cấp dịch vụ sửa chữa hàng đầu khu vực Miền Nam. Dịch vụ sửa chữa được áp dụng theo tiêu chuẩn quốc tế , chúng tôi tự tin sẽ đáp ứng mọi yêu cầu khắt khe của quý khách hàng

 

2. QUY TRÌNH SỬA CHỮA MOTOR DC
 
Việc sửa chữa tại ĐIỆN CƠ NGỌC TRÂM luôn tuân thủ theo các nguyên tắc kỹ thuật và các quy trình sửa chữa đảm bảo tính kỹ thuật và chất lượng  tốt nhất có thể . dưới đây là quy trình sửa chữa MOTOR DC
 
Công đoạn 1 :kiểm tra sơ bộ và lấy số liệu đo ban đầu
  • Chụp hình  toàn bộ động cơ trước khi sửa chữa  để tránh việc lắp ráp thiếu sót sau này
  • Kiểm tra ngoại quan bằng mắt thường xem có phát hiện hư hỏng bề ngoài không
  • Ghi lại các thông số trên nameplate

Công đoạn 2 : kiểm tra chuyên sâu

  • Kiểm tra các cuộn dây  gồm : cuộn dây  cực từ chính, cuộn dây cực từ phụ, cuộn dây bù, cuộn dây rotor
  • Kiểm tra ngoại quan cổ góp
  • Kiểm tra gông than và chổi than
  • Kiểm tra các phần cơ khí gồm : bạc đạn , gối đỡ bạc đạn , trục động cơ

 

Công đoạn 3 : báo cáo tình trạng  của động cơ điện

  • cung cấp biên bản kiểm tra hư hỏng cho khách hàng và hình ảnh trong quá trình kiểm tra
  • tư vấn và đưa ra giải pháp sửa chữa cho khách hàng
  • báo giá cho khách hàng chi phí sửa chữa

 

Công đoạn 4 : quấn lại động cơ

  • Tháo gỡ và lấy mẫu các cuộn dây gồm :

               + số vòng dây

               + size dây

               + khuôn cuộn dây

               + kiểu đấu dây

               + vệ sinh . kiểm tra và sửa chữa cổ góp nếu bị hư hỏng

  • Tiến hành quấn các cuộn dây và lắp đặt đúng vị trí và số liệu ban đầu
  • Kiểm tra các cuộn dây sau khi quấn xong gồm 

              + độ cách điện

              + điện trở cuộn dây

              + điện áp rơi ( đối với rotor )

  • Sau khi kiểm tra và đạt yêu cầu, tiến hành công đoạn sơn tẩm xấy

              + động cơ được mang đi xấy  ở nhiệt đô 120 độ trong 8 tiếng  cho hết hơi ẩm 

              + để động cơ hạ nhiệt độ xuống khoảng 70 độ , ta tiến hành sơn tẩm

              + sau khi sơn tẩm, tiếp tục xấy khô sơn ở nhiệt độ 155 độ trong 8 tiếng

              + sau khi  xấy xong . ta kiểm tra độ cách điện  của cuộn dây và trị số K hấp thụ

              + đạt các yêu cầu về độ cách điện , và độ khô của cuộn dây . kết thúc quá trình sơn tẩm

 

Công đoạn 5 : sửa chữa các phần cơ khí và các phần phụ khác

  • Thay bạc đạn 
  • Vệ sinh gông than , thay mới chổi than
  • Sửa chữa trục và gối đỡ bạc đạn  nếu hư hỏng
  • Cân bằng động rotor
  • Vớt láng cổ góp  và cắt rãnh cổ góp

Công đoạn 6 : lắp ráp và chạy thử không tải

  • Lắp ráp động cơ như trạng thái ban đầu
  • Kiểm tra về độ cách điện của phần ứng và phần cảm của động cơ điện
  • Kiểm tra phần cơ khí 
  • Kiểm tra độ tiếp xúc của chổi than và cổ góp
  • Đấu điện chạy thử và đo các thông số gồm

               + ampe cực từ chính

               + ampe phần ứng

               +tốc độ động cơ

               + độ rung động cơ

  • Lập biên bản chạy thử không tải

Công đoạn 7 : giao hàng và đưa động cơ vào vận hành có tải

  • Thông báo giao hàng cho khách hàng
  • Cung cấp các chừng từ liên quan về động cơ điện
  • Chạy thử có tải tại nhà máy và nghiệm thu
 
 

 

 

 

 

 

Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên