1. Khái niệm motor điện là gì?

Trước khi đi tìm hiểu cách sửa chữa motor điện, bạn cần biết được motor là gì? Mô tơ (tiếng Pháp đọc là Moteur, tiếng Anh là Motor) là một thiết bị dùng để tạo ra chuyển động, tương tự như một động cơ, do đó nó thường được dùng để chỉ 1 động cơ điện hoặc 1 động cơ đốt trong.  

Máy điện sử dụng để chuyển đổi ngược lại (từ năng lượng cơ sang năng lượng điện) được gọi là máy phát điện hoặc là dynamo. Các motor động cơ điện thường gặp được sử dụng trong gia đình, chẳng hạn như quạt điện, máy bơm nước, tủ lạnh, máy giặt, máy hút bụi,…

Máy điện sử dụng để chuyển đổi ngược lại từ cơ sang năng lượng điện

2. Cấu tạo của motor điện

Cơ cấu của động cơ điện xoay chiều không đồng bộ thường phụ thuộc vào từng kiểu loại vỏ bọc, trong đó có thể kín hoặc hở. Điều này là do hệ thống làm mát của motor bằng cánh quạt thông gió được đặt ở bên trong hoặc ở ngay bên ngoài của động cơ điện. Nhìn chung, động cơ điện motor có 2 phần chính, đó là phần tĩnh và phần quay.

Phần tĩnh

Phần tĩnh hay còn gọi là stato lại bao gồm có 2 bộ phận chính, đó chính là lõi thép và dây quấn. Trong đó:

  • Lõi thép: Là bộ phận dẫn từ của động cơ được làm có dạng hình trụ rỗng, phần lõi thép được làm bằng các lá thép kỹ thuật điện có độ dày từ 0,35 0,5 mm, phía bên trong có xẻ rãnh để đặt dây quấn và được sơn phủ lên trên trước khi ghép lại.
  • Dây quấn: Dây quấn stato được làm bằng dây đồng hoặc dây nhôm đặt trong các rãnh của lõi thép. Hai bộ phận chính trên còn có thêm một số bộ phận phụ khác có bao bọc lõi thép, đây chính là vỏ máy, chúng được làm bằng nhôm hoặc bằng gang dùng để giữ chặt lõi thép ở phía dưới. 

Đây cũng là chân đế được bắt chặt vào bệ máy, 2 đầu có 2 chiếc nắp được làm bằng vật liệu cùng loại với vỏ máy, bên trong nắp còn có ổ đỡ (hay còn gọi là bạc) dùng để đỡ phần trục quay của roto.

Phần motor quay của động cơ

Hay còn gọi là roto, gồm có các phần lõi thép, dây quấn và trục máy.

  • Lõi thép: Có dạng hình trụ đặc, lõi này được làm bằng các lá thép kỹ thuật điện, chúng được dập thành hình chiếc dĩa và còn được ép chặt lại. Trên mặt lõi thép có các đường rãnh nhỏ để bạn có thể đặt thêm được các thanh dẫn hoặc dây quấn. Lõi thép được ghép chặt vào với trục quay, đồng thời còn được đặt lên trên ở phía phần 2 ổ đỡ của phần stato.
  • Dây quấn: Trên rôto gồm có 2 loại, đó là rôto dạng lồng sóc và rôto dạng dây quấn. Loại rôto dây quấn trông cũng giống như stato, loại này có 1 ưu điểm dễ nhận thấy đó là mô men quay lớn nhưng kết cấu của nó phức tạp hơn, giá thành cũng tương đối cao.
  • Loại rôto lồng sóc: Nhìn chung, kết cấu của loại roto này rất khác so với phần dây quấn của stato. Nó được chế tạo bằng phương pháp đúc nhôm vào bên trong các rãnh của roto nhằm tạo thành các thanh nhôm. Chúng được nối ngắn mạch ở 2 đầu và còn được đúc thêm các cánh quạt để có thể làm mát được ở bên trong động cơ mỗi khi roto quay.

Phần dây quấn được tạo thành từ các thanh nhôm và 2 vòng ngắn mạch lại có hình dạng trông giống như một cái lồng nên còn được gọi là rôto lồng sóc. Các đường rãnh trên roto thông thường được dập xiên cùng với trục, nhằm cải thiện được đặc tính tự mở máy cũng như giảm bớt hiện tượng bị rung chuyển do lực điện từ tác dụng lên roto một cách không liên tục.

Cấu tạo roto gồm có các phần lõi thép, dây quấn và trục máy

3. Các lỗi thường gặp của motor điện

Những lỗi sau đây của motor điện nếu không khắc phục và sửa chữa motor kịp thời có thể dẫn đến hư hỏng, thậm chí là cháy nổ các thiết bị điều khiển liên quan đến động cơ hoặc ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và sinh hoạt.

  • Motor điện bị nóng quá mức trong khi chạy.
  • Motor điện khi chạy phát ra tiếng kêu to.
  • Motor điện lúc chạy lúc dừng, không ổn định
  • Tụ điện 3 pha không thể điều khiển được
  • Nguồn điện của motor bị mất pha.
  • Motor phát ra mùi cháy khét (chập điện)

4. Kiểm tra motor thường xuyên và cách sửa motor điện tại nhà

a) Kiểm tra và vận hành động cơ điện 3 pha

  • Bạn nên theo dõi và kiểm tra thường xuyên tiếng máy chạy.
  • Kiểm tra nhiệt độ của động cơ điện mỗi khi vận hành.
  • Kiểm tra công suất tiêu thụ điện năng bằng ampe kế.
  • Kiểm tra độ tiếp xúc của các bộ phận như cầu chì, cầu dao cũng như các điểm khởi động khác.
  • Lau chùi sạch sẽ phần bên ngoài động cơ điện, tránh để bám bụi.
  • Bảo dưỡng động cơ điện thường xuyên, định kỳ theo lịch bảo dưỡng được khuyến cáo bởi nhà sản xuất.
  • Trong điều kiện môi trường vận hành động cơ có nhiều bụi bẩn, hóa chất ăn mòn thì các bạn nên định kỳ tiểu tu cho động cơ điện (khoảng 3 tháng 1 lần).

b) Các bước trình tự tháo lắp động cơ điện 3 pha:

  • Đầu tiên hãy tháo các đầu dây dẫn điện ra
  • Tiếp đến, tháo bộ phận tiếp đất của động cơ ra.
  • Tháo toàn bộ động cơ điện ra khỏi hệ thống máy.
  • Tiếp đến là tháo puli ra khỏi phần động cơ điện. Chú ý tháo puli bằng cảo, không sử dụng búa đập vì có thể gây hư hỏng.
  • Tiếp tục tháo bộ phận che của cánh quạt và cánh quạt.
  • Tháo nắp mỡ phía sau của động cơ điện.
  • Tháo bulong nắp phía trước và nắp sau.
  • Dùng búa gõ nhẹ trên 1 miếng đệm bằng gỗ hoặc tấm kim loại mềm như đồng đỏ,... để rút phần nắp sau. 
  • Rút chiếc nắp trước cùng với ruột ra khỏi phần vỏ. Luồn miếng bìa có bề mặt nhẵn vào trong kẽ hở giữa ruột và phần vỏ ở phía dưới trước khi rút. Sau đó, bạn rút ruột từ từ và dùng tay để đỡ theo, tránh làm cho xây xát bối dây. Đối với ruột motor lớn, trước khi rút ra bạn cần đỡ bằng palang.
  • Ruột sau khi rút ra phải được kê trên giá gỗ. Không để ruột hoặc trục motor tiếp xúc trực tiếp xuống mặt đất hoặc mặt bàn.
  • Dùng 1 chiếc vòng sắt nung đỏ, ốp ở phía bên ngoài vòng bi để làm nóng phần vòng bi rồi sau đó hãy dùng cảo để tháo ra.
  • Cuối cùng tiến hành lắp lại các chi tiết theo đúng thứ tự ngược lại.

c) Cách thay thế bạc đạn động cơ  điện 3 pha:

  • Rửa sạch mặt tiếp xúc của trục động cơ đối với vòng bi bằng dầu.
  • Lau sạch trục và kiểm tra nếu trên bề mặt không còn chút gì, dù chỉ là vết gợn, sau đó bôi thêm 1 lớp dầu nhờn hoặc lớp vaseline mỏng.
  • Luộc bạc đạn trong dầu khoáng chất tinh khiết được làm nóng ở nhiệt độ 70-80 độ C. 
  • Lắp vòng bi vào trục khi động cơ vẫn ở trạng thái nóng từ 70 80 độ C. Đưa dần bạc đạn vào phần trục bằng ống đồng có đáy kín lồi hoặc 1 chiếc cảo. 
  • Sau khi lắp xong, động cơ điện phải quay có cảm giác nhẹ và êm tay.

5. Các công việc cần làm trong bảo dưỡng motor định kỳ

Tiểu tu động cơ điện 3 pha

  • Trước tiên, bạn cần lau chùi sạch sẽ ở bên ngoài động cơ điện.
  • Kiểm tra điện trở xem có cách điện không.
  • Thổi sạch bụi bằng 1 chiếc máy nén khí.
  • Kiểm tra và siết chặt lại tất cả các bulong, đai ốc ở phần chân đế.
  • Kiểm tra mỡ bò bên trong phần bạc đạn động cơ điện, nếu bị thiếu thì thêm vào.
  • Kiểm tra và điều chỉnh đúng vị trí của các thiết bị bảo vệ điện.

Kiểm tra và điều chỉnh đúng vị trí của các thiết bị bảo vệ điện

Trùng tu lại động cơ điện 3 pha

Gồm các công việc cụ thể sau:

  • Kiểm tra lại bộ phận bạc đạn
  • Thay mới mỡ bò cho bạc đạn
  • Đo độ cách điện của các bối dây, nếu cần thiết thì có thể tiến hành sấy cuộn dây.
  • Sửa chữa các lỗi hư hỏng mới phát sinh trong suốt quá trình vận hành.
  • Các lưu ý khi bôi vào mỡ bò bạc đạn của động cơ điện 3 pha: 
  • Không nhét quá nhiều mỡ bò mà chỉ nên vào 1 lượng khoảng 2/ 3 nắp mỡ.
  • Khi vào mỡ bò nên chú ý tới công năng, hiệu suất của motor.

6. Các dịch vụ sửa chữa motor điện

Các dịch vụ sử chữa và quấn lại motor điện gồm:

  • Quấn lại dây điện kích từ
  • Quấn lại dây rotor
  • Phục hồi phần cổ góp
  • Thay bạc đạn
  • Thay vòng bi
  • Đóng phần sơmi nắp
  • Hàn phiến đồng của động cơ
  • Cân bằng động
  • Xử lý gối đỡ
  • Căn chỉnh phần trục cơ
  • Mài bóng xẻ rãnh cho cổ góp
  • Mài cổ góp và tẩm sấy motor
  • Sửa chạm stator và  các mối dây
  • Sơn mới và phục hồi cho động cơ điện